Giới thiệu về bàn phím cơ EC switch

EC switch có thể nghe rất lạ đối với người chơi bàn phím cơ, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm. Nhưng nếu đã là người đã có thời gian “lăn lộn” trong cộng đồng bàn phím cơ, chắc chắn bạn đã từng nghe đến cái tên Topre switch nhỉ. Về bản chất thì Topre chính là 1 loại EC (electrostatic capacitive) switch.

Cách hoạt động của EC switch

Khi người dùng nhấn switch sẽ nén thể tích của tụ điện (capacitor) trên mạch lại tạo nên sự thay đổi điện dung bên trong nó, đây cũng chính là cơ chế kích hoạt tín hiệu khi nhấn bàn phím EC switch, một thiết kế rất tinh tế đúng không nào?

ec-switch-formula
Công thức tính điện dung được in trên bàn phím EC Switch, một công thức thể hiện tính độc đáo của công nghệ bên trong chiếc bàn phím này. (ảnh geekhack.org)

Cơ chế tạo nên tín hiệu của EC switch hoàn toàn là cảm ứng, nên bàn phím cơ EC switch không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lý như bụi bẩn. EC switch có độ bền tốt hơn các loại switch bàn phím cơ khác.

EC switch vs. Cherry switch

Ưu điểm

  • EC switch không có tiếp điểm, nên không bị các lỗi do bụi bẩn như Cherry switch (điển hình là lỗi double-click, hoặc tệ hơn là nhấn không ăn).
  • EC switch có cấu tạo đơn giản hơn nên về cơ bản là bền hơn so với Cherry switch. Thành phần quan trọng và phức tạp nhất trên bàn phím cơ EC switch là board mạch, mà bộ phận này đã được kiểm chứng là rất bền. Trong khi Cherry switch thì chiếc switch lại là thứ dễ bị tác động do môi trường nhất. Bạn có thể dễ dàng thấy các bài đăng về cách khắc phục lỗi đối với bàn phím cơ Cherry switch, còn EC switch (hoặc Topre) thì không hề có.
  • EC switch có thể thay đổi điểm nhận tín hiệu (actuation point) chỉ bằng cách tùy chỉnh trên bàn phím, trong khi Cherry switch thì điểm nhận tín hiệu này là cố định với mỗi loại switch. Điều này đặc biệt có lợi khi bạn dùng bàn phím cơ cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn thiết lập actuation point là 2mm khi gõ văn bản, 3mm cho các game cần độ chính xác tránh gõ nhầm.
  • EC switch dễ lube hơn rất nhiều so với Cherry switch. Vì các điểm ma sát trên EC switch rất dễ tiếp cận, không cần phải mở bung cả switch ra khi lube (ai đã từng lube chiếc bàn phím cơ cherry switch sẽ biết nó mất thời gian đến mức nào)

Nhược điểm

  • EC switch không có nhiều lựa chọn về cảm giác bấm. Không giống như Cherry switch với các thuộc tính về clicky (tiếng click khi nhấn), tactile (khấc trên hành trình bấm) hoặc linear (trơn tuột), EC switch chỉ có một kiểu là bump rất nhẹ trên hành trình và “thock” khi bottom-out. Không tiếng clicky, không tactile rõ ràng. Vì vậy nếu bạn là người yêu thích tiếng ồn này của bàn phím cơ thì EC switch không dành cho bạn.
  • EC switch thường đắt 1 cách “vô lý” so với Cherry switch. Trước đây để sở hữu 1 chiếc bàn phím cơ EC switch bạn chỉ có 1 sự lựa chọn là Topre và xác định là phải chi không dưới 5tr cho hạng mục này. Nhưng giờ đây với việc ra mắt dòng sản phẩm NiZ EC switch thì với tầm giá 1 chiếc bàn phím cơ Cherry switch tầm trung bạn đã có thể trải nghiệm bàn phím cơ EC switch chất lượng rồi.
niz-66-keyboard-ec-switch
Những chiếc bàn phím cơ NiZ sử dụng EC switch có giá rất dễ tiếp cận với đa số người dùng

Đánh giá:

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã thấy được cách hoạt động độc đáo của EC switch và các ưu nhược điểm của nó. EC switch gần như sinh ra để dành cho bàn phím cơ để thỏa mãn những đôi tay chuyên gõ.

Cherry switch vẫn luôn là loại phổ biến nhất trong cộng đồng bàn phím cơ. Hy vọng bài viết sẽ tiếp thêm động lực cho bạn trải nghiệm 1 mảng khác của thế giới bàn phím cơ. Với sự xuất hiện của dòng sản phẩm bàn phím cơ NiZ EC switch bạn đã dễ dàng tiếp cận loại switch độc đáo này với chi phí hợp lý nhất.

3 những suy nghĩ trên “Giới thiệu về bàn phím cơ EC switch

  1. Pingback: Bàn phím cơ cho dân văn phòng - Gearzone.vn

  2. Pingback: Vì sao EC switch của NiZ không phải là switch Topre clone? - Gearzone.vn

  3. Pingback: Lỗi Bàn Phím Cơ Thường Gặp - Gearzone.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *