Câu chuyện về Stabilizer bàn phím cơ: Cherry vs Costar

ban-phim-co-cherry-stabilizer

Khi đã có kinh nghiệm kha khá về chơi bàn phím cơ, sau nhiều bài đọc review bàn phím cơ, chắc chắn sẽ có một câu hỏi trong đầu bạn về Stabilizer rằng Cherry hay Costar thì tốt hơn? Bài viết này sẽ đi từ từ, giải thích và so sánh về hai loại stabilizer rất phổ biến này.

Cho những bạn chưa biết thì stabilizer bàn phím cơ là thanh cân bằng phím, bên dưới những phím dài quá 1.75x sẽ có thành phần này để giữ thăng bằng cho phím đảm bảo bạn nhấn bất cứ vị trí nào kể cả ở cạnh thì phím vẫn hoạt động tốt.

Như vậy bình thường trên một chiếc bàn phím tenkeyless layout chuẩn thì chúng ta sẽ có 5 stabilizer ở các vị trí space, 2xshift, enter và backspace.

Cherry stabilizer

Là hàng chính hãng Cherry, Cherry stabilizer có ưu điểm lớn nhất là rất dễ thay thế keycap, và không gặp vấn đề với những bộ keycap dày (thick). Điểm làm người ta không thích ở Cherry stabilizer là việc hãng thiết kế các ngàm để ngăn stabilizer chạm đến mạch PCB, mục đích là để bảo vệ mạch bàn phím, nhưng đồng thời nó cũng hạn chế hành trình của phím và âm thanh lúc nhấn chạm đáy nghe không thật thích. Nếu bạn không quá khó tính thì 0.5mm hành trình phím và âm thanh bottom out hơi khác có lẽ không phải là một vấn đề lớn. Mặt khác, bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách cắt các ngàm không cần thiết ấy đi. (bạn có thể search “clipping cherry stabilizer”, sắp tới gearzone.vn sẽ có một bài về thủ thuật này).

ban-phim-co-cherry-stabilizer
Cận cảnh Cherry Stabilizer

Các hãng bàn phím cơ phổ biến sử dụng Cherry stabilizer là IKBC, Leopold, Ducky, KUL…

Costar stabilizer

Là hàng của Costar electronics, costar stab gồm 2 thành phần là thanh thép được dính trên board và 2 chân stab gắn vào 2 đầu keycap. Costar không gặp vấn đề khi nhấn phím hết hành trình (bottom out), tóm lại là dùng rất tốt. Nhưng không có gì là hoàn hảo cả, đầu tiên là việc thay keycap đối với bàn phím sử dụng Costar stabilizer khá vất vả, không phải đơn giản kiểu nhổ lên nhấn xuống như Cherry Stab đâu. Thứ 2 là Costar Stab thường gặp vấn đề với những bộ keycap dày, thanh stab rất dễ bị cọ xát với thành bên trong của keycap, nếu muốn sử dụng bình thường thì cách duy nhất là phải mài bớt keycap ở những chỗ bị va chạm, và nhớ là phải làm thật cẩn thận nếu không muốn keycap bị vỡ.

Các hãng sử dụng Costar stabilizer là CM (QFR), Filco, WASD…

ban-phim-co-costar-stabilizer
Cận cảnh Costar Stabilizer

Kết luận

Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng (và các nhược điểm đều đã có cách khắc phục), bạn nên cân nhắc về stabilizer bàn phím cơ trước khi lựa chọn mua chiếc bàn phím cơ cho mình.

Update:

Sau bài viết này có nhiều bạn inbox mình hỏi một lỗi rất thường xuyên gặp với stabilizer đó là khi gắn keycap vào thì stabilizer bị lỏng (thường là Costar Stab), cách khắc phục thì rất đơn giản, bạn cắt một mẩu nhỏ giấy, nilon hay băng dính gì đó chèn vào đầu stabilizer ngay chỗ tiếp xúc với chân keycap rồi lắp bình thường. Nhớ cắt một mẩu hơi dư để sau này còn gắp ra khi không cần dùng nữa nhé.

ban-phim-co-costar-cherry-stabilizer
Dùng nilon để sửa lỗi stabilizer và switch bị lỏng khi gắn keycap (nguồn: vnmk)

Nếu có dịp hãy ghé Gearzone.vn để trải nghiệm bấm thử bàn phím cơ IKBC do shop phân phối nhé.

Gearzone.vn – Shop bàn phím cơ chất lượng.

1 những suy nghĩ trên “Câu chuyện về Stabilizer bàn phím cơ: Cherry vs Costar

  1. Pingback: Chọn bàn phím cơ êm cho môi trường cần im lặng tối đa. - Gearzone.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *